Trước xu thế toàn cầu hóa một cách mạnh mẽ gần như mọi mặt của đời sống xã hội hiện nay, một đứa trẻ 6 - 10 tuổi có thể sử dụng thành thạo một điện thoại thông minh là điều rất bình thường. Vì người lớn luôn vùi mình vào công việc và ít có thời gian dành cho con nên phần lớn các bậc phụ huynh đều cho con mình tiếp xúc với thiết bị công nghệ và mạng xã hội khá sớm để chúng im lặng, không quậy phá.
Bố mẹ có thể kiểm soát thời gian và hạn chế nội dung mà các em được phép xem nhưng sao có thể chắc chắn rằng trẻ sẽ không thể truy cập vào những nội dung ấy? Tính tò mò của trẻ nhỏ là rất cao đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên, bạn càng cấm, chúng càng muốn khám phá. Chỉ cần tiếp xúc một thước phim ngắn hay một trò chơi có xu hướng bạo lực như bắn súng, đấu vật, thực tế ảo,... trong một thời gian ngắn cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Vì thế để trẻ không có những suy nghĩ và hành động sai lệch thì gia đình và nhà trường cần định hướng và quan tâm đến sức khỏe tinh thần, tâm lý của trẻ ngay khi còn nhỏ.
Chương trình giáo dục chỉ tập trung cung cấp kiến thức cho học sinh và rất ít khi trang bị cho các em những kỹ năng mềm. Chính vì vậy, mục tiêu của tổ tư vấn tâm lý học đường là giúp học sinh có những kỹ năng cần thiết. Việc chủ động trang bị cho các em những kỹ năng này sẽ hạn chế được nhiều vấn đề tâm lý và giảm thiểu tối đa các tình huống đáng tiếc. Hơn nữa khi học sinh có đầy đủ kỹ năng, các em sẽ chủ động hơn trong cuộc sống, rèn tinh thần trách nhiệm và không phụ thuộc quá nhiều vào thầy cô, bố mẹ.
Thực trạng chung của phụ huynh Việt Nam là không hiểu rõ tâm lý của con cái. Khi thấy con buồn chán, nhiều phụ huynh còn cho rằng cho con lười học, hư hỏng và đua đòi. Bố mẹ thường quan tâm đến thể chất và kết quả học tập mà quên rằng, con cũng cần được quan tâm về mặt tinh thần – nhất là trong giai đoạn THCS khi trẻ đang phải đối mặt với nhiều sự thay đổi của tâm sinh lý.
Ngoài ra, việc cư xử không khéo khi con cái yêu đương sớm hoặc có các hành vi lệch chuẩn cũng có thể tạo ra mâu thuẫn, khiến con sống xa cách và tách biệt với gia đình. Hơn nữa, cách giáo dục khắc nghiệt có thể khiến trẻ không dám nói với bố mẹ bản thân là nạn nhân của bạo lực học đường, đe dọa trực tuyến và xâm hại tình dục. Bởi trẻ lo sợ khi nói ra sẽ bị bố mẹ tránh phạt và chì chiết.
Tư vấn học đường cũng sẽ được thực hiện đối với cán bộ quản lý của nhà trường. Bởi cách thức giáo dục cũng ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý của học sinh và giáo viên. Mục tiêu của tư vấn học đường cho các cán bộ quản lý bao gồm những điểm chính sau:
Nhìn chung, mục tiêu bao trùm của tư vấn học đường cho học sinh tiểu học và THCS là cải thiện sức khỏe tinh thần cho học sinh, giáo viên và các bậc phụ huynh. Tinh thần tốt cho các em học tập thoải mái, hứng thú và luôn tìm thấy niềm vui trong cuộc sống. Ngoài ra, giáo viên và phụ huynh có tinh thần tốt cũng sẽ giáo dục trẻ đúng cách và biết cách xử lý khéo kéo khi con trẻ sai phạm.
Hiểu được những tâm tư của các em học sinh, nguyện vọng của các bậc phụ huynh, nay trường Tiểu học & THCS Nguyễn Khuyến cho ra mắt Tổ tham vấn tâm lý học đường với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, cán bộ y tế, cán bộ Đoàn với những kinh nghiệm được trau dồi, đúc kết, không phải là những lời động viên chung chung “cố lên con, thầy cô/cha mẹ tin con làm được” mà là thấu hiểu các em đúng cách để các em dám chia sẻ với thầy cô/ ba mẹ những khúc mắc, vấn đề của các em ở trường, biết cách quan tâm, khuyến khích để các em đạt được kết quả tốt hơn, hiểu tâm sinh lý ở tuổi của các em để có giải pháp đồng hành phù hợp, xây dựng mối quan hệ giữa thầy cô/ba mẹ và con cái trở nên tốt đẹp và bền vững hơn.
Để có thể lắng nghe và thấu hiểu đầy đủ về những vướng mắc và chia sẻ giải pháp hướng cho sự phát triển tâm sinh lý đúng đắn – Phòng TVTLHĐ nhà trường luôn luôn đổi mới phương pháp, nâng cao năng lực TVTLHĐ – trở thành địa chỉ tin cậy, chỗ dựa tin cậy của học sinh và phụ huynh của nhà trường.
In